25 thg 12, 2007

Tại sao báo chí Việt Nam im lặng?

Những sự kiện lớn của xã hội thời gian gần đây đã không được các cơ quan báo chí chính thống Việt Nam phản ánh. Họ im lặng trước sự phẫn uất của hàng triệu người Việt, cả ở quốc nội lẫn hải ngoại. Trước sự chất vấn của Chứng nhân Lịch sử nhân danh tình bạn, nhiều nhà báo đã phải cúi đầu, nhưng vẫn không lên tiếng.

Lê Doãn Hợp
Bộ trưởng Thông tin
Truyền thông VN
Ảnh: VNExpress
Cộng đồng internet Việt Nam đến hôm nay vẫn chưa quên hình ảnh cuộc biểu tình đòi lại đất đai bị chính quyền cưỡng đoạt của hơn 1500 người dân. Gần một tháng trời, những con người nhỏ nhoi ấy đã dầm mưa dãi nắng trước trụ sở Văn phòng II, Quốc hội Việt Nam (194 - Hoàng Văn Thụ - Phú Nhuận). Những người nông dân chân lấm tay bùn, những người già và em bé đã khản tiếng kêu gào trong đói khát, tuyệt vọng trước sự im lặng đáng sợ của chính quyền và của 702 tờ báo Việt Nam. Khi cuộc biểu tình đầy nước mắt ấy bị trấn áp, "thu dọn" trong bóng tối, những tờ báo lớn đồng loạt lên tiếng: "Người khiếu kiện đã tự giác trở về địa phương". Tiếp sau đó là cả một chiến dịch bôi nhọ những người dân oan, vu cáo họ là những kẻ gây rối, bị các phần tử phản động xúi giục... Trơ trẽn hơn, chính quyền đã vận dụng cả một hệ thống truyền thông dày đặt để đả phá cá nhân một tu sĩ Phật giáo, vu cho ông cái tội mua chuộc người dân biểu tình.

Những sự kiện mới

Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cơ quan hành chính cấp huyện để quản lý vùng biển Tam Sa tức Nam Sa, Trung Sa và Tây Sa. Nam Sa và Tây Sa thực chất chính là Hoàng Sa và Trường Sa - vùng lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc Việt. Cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới nổi giận, tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Tại Việt Nam, hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức đã xuống đường biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Người Việt ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đài Loan, bất chấp những khác biệt về chính kiến đã đồng lòng đứng lên kêu đòi Trung Quốc trả lại đất, biển quê hương. Báo chí Việt Nam vẫn im lặng - một sự im lặng nhục nhã trong cảnh nguy biến của nước nhà, sự suy vong của một dân tộc.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, vẫn ra ra ca bài "bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý". Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Lão Tần Cương, yêu cầu chính quyền Việt Nam nên có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn biểu tình, tránh làm tổn hại quan hệ song phương. Ngay sau lời "nhắc nhở" của Lão Tần Cương, các cuộc biểu tình của văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam đã bị các lực lượng công an, mật vụ, an ninh... Việt Nam trấn áp. Các văn nghệ sĩ, trí thức đã hăng hái tham gia cuộc biểu tình đòi chủ quyền dân tộc như nhà văn Trang Hạ, nhạc sĩ Tuấn Khanh, sinh viên Kim Duy, họa sĩ Trịnh Cung, nhà báo tự do Hoàng Hải. luật sư Bùi Kim Thành... đã bị chính quyền câu lưu, khủng bố dưới nhiều hình thức, kể cả chụp mũ phản động, xúi giục, cầm đầu...

Giữa đám đông những người con nước Việt đang kêu đòi công lý, lão nhạc sĩ Tô Hải đã điểm mặt những tên mật vụ, chỉ điểm Việt Nam bắt giữ người yêu nước. Cũng chính lão nhạc sĩ đã cho ta thấy một sự thực ngỡ ngàng: Cuộc trấn áp biểu tình của an ninh, công an Việt Nam được đặt dưới sự giám sát của nhân viên an ninh Trung Quốc. Trong cuộc họp bí mật của chính quyền TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, Ủy viên Bộ chính trị Lê Thanh Hải, người có nhiều quyền lợi kinh tế với Trung Quốc đã yêu cầu phải trấn áp mạnh hơn với những kẻ biểu tình và xem đó như là những cuộc tập dợt cho những đợt trấn áp lớn hơn và quy mô hơn.

Báo chí Việt Nam vẫn im lặng và tiếp tục im lặng, bịt mắt, bịt tai trước việc hơn 1500 linh mục, nữ tu, giáo dân Công giáo Việt Nam biểu tình tại Hà Nội đòi lại đất Tòa khâm sứ đã bị chính quyền cưỡng chiếm trong nhiều năm. Không một tờ báo nào đưa tin về trường hợp các văn nghệ sĩ bị câu lưu, thẩm vấn. Ngay cả một "nét son" của chính quyền Việt Nam trong cuộc tranh chấp biển Đông thông qua hành động triệu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đến để phản đối hành vi chiếm đoạt lãnh hải của chính quyền Trung Quốc cũng không một tờ báo nào tại Việt Nam dám nói. Cộng đồng cư dân mạng chỉ bết được điều đó qua bản tin của một tờ báo nhỏ tại Hong Kong, được BBC thông tin lại. Chính quyền Cộng sản Việt Nam xưa nay vẫn luôn rất biết cách PR cho mình vì sao lại không tung hô hành động vẻ vang và cao cả ấy? Phải chăng động tác triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối chỉ là triệu tập để năn nỉ như nhiều người hoài nghi?

Nguyễn Thiện Nhân
Phó thủ tướng
Bộ trưởng Giáo dục VN
Ảnh: VNN
Chiếc gông trên cổ

Các cơ quan ngôn luận Việt Nam gồm báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình... từ nhiều năm nay vẫn tự sướng rằng mình đại diện cho tiếng nói của nhân dân, của dân tộc. Qua hàng loạt sự kiện, thực tế đã chứng minh đó chỉ là những lời xảo ngôn, bịp bợm. Báo Nhân Dân là tiếng nói của Đảng Cộng sản và Nhà nước bù nhìn. Báo Tuổi Trẻ là tiếng nói của Thành đoàn TP.HCM (mà ta đã biết qua việc cử người phá rối cuộc biểu tình ôn hòa của các tầng lớp dân chúng Việt Nam vừa qua). Báo Thanh Niên là tiếng nói của Hội Liên hiệp Thanh niên, cơ quan không hề có tiếng nói nào để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Báo Phụ Nữ là tiếng nói của Hội phụ nữ. Báo Người Lao Động là tiếng nói của Tổng liên đoàn lao động... Không có bất kỳ cơ quan truyền thông nào tại Việt Nam là tiếng nói của người dân. Chứng minh? Tiếng nói của hàng triệu trái tim Việt Nam trước cảnh nước mất, nhà tan không hề được vang lên trên báo.

Báo điện tử VietNamNet sau khi đăng tải bài viết của sử gia Dương Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã phải lập tức bóc gỡ bài viết, chịu phạt 30 triệu đồng và nguy cơ Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn bị mất chức. Điều đặc biệt là hành động cử người tiến chiếm ghế tổng biên tập của ông Tuấn lại được thực hiện khi ông Tuấn đang có cuộc công du Hoa Kỳ. Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng phải lập tức bóc gỡ bài viết nhỏ xíu của mình khỏi trang điện tử. Bài viết chỉ chứa ba chữ "bán cả biển". Những điều trên hùng hồn khẳng định một chân lý: Báo chí tại Việt Nam không hề có tự do và không phản ánh tiếng nói của dân tộc.

Trong Hội nghị tổng kết 8 năm thi hành Luật báo chí (ngày 24/12), ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam cho biết sẽ thành lập thêm 3 cơ quan để "quản lý" và "giám sát" các cơ quan báo chí Việt Nam, để các cơ quan này đi đúng trên "lề đường bên phải" mà Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Kể từ đầu năm 2008, truyền thông Việt Nam sẽ nằm trong cảnh một cổ bốn tròng mà cái tròng quan trọng nhất là Cục an toàn thông tin - nơi sẽ thẩm định độ "chính xác" (theo định hướng của Cộng sản) của mọi bài báo. Cũng trong hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng Việt Nam, nhấn mạnh rằng báo chí phải "Tránh việc thông tin tuy nhanh nhạy nhưng không đúng và không có lợi cho đất nước". Câu nói này giải thích nguyên nhân những cuộc bóc gỡ những bài báo đã xuất bản và những cuộc thanh trừng nội bộ trong các cơ quan báo chí khiến nhiều nhà báo phải ra dân và nhiều tờ báo không còn tính chiến đấu.

Cũng cần phải nhắc lại rằng chỉ vì đưa tin "không có lợi cho đất nước" như vụ báo chí viết về nạn tiền giả tuồng từ Trung Quốc sang, hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng, có độc chất... mà nhiều tờ báo đã bị xử phạt từ 10 - 30 triệu đồng. Các phóng viên viết bài đã phải "giải ngũ" khỏi cơ quan báo chí. Sự kiện lớn nhất là cuộc trảm tướng tại Báo Tuổi Trẻ khiến hai tồng biên tập là Huỳnh Sơn Phước và Quang Vĩnh phải về vườn.

Khi báo chí Việt Nam không còn nói tiếng nói của người dân, của dân tộc, chúng ta phải là người lên tiếng.

UYÊN MY
Chứng nhân Lịch sử

25 thg 8, 2007

Từ trường ra đường

Chúng tôi có 2 bản tin liên quan đến học đường, đúng hơn là liên quan đến học sinh. Bản tin thứ nhất tại Cần Thơ. Bản tin thứ hai ở Hà Nội. Đều là thành phố lớn cả. Một là thủ phủ Tây Đô. Một là thủ đô cả nước. Nhưng cách hàng xử của những người liên quan trong bản tin khiến chúng tôi không khỏi giật mình và phẫn uất. Làm sao người ta có thể làm như vậy được? Không nói gì xa xôi, chỉ nói trong mối tương quan giữa con người và con người thì những điều đó đã không thể chấp nhận được, huống chi...

Từ trường

Tin từ trường tiểu học Lê Bình I, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cho biết chỉ vì phụ huynh chưa đóng tiền ăn cho con em mà 179 học sinh tiểu học (Từ 6 - 10 tuổi) đã bị bỏ đói vào trưa ngày 20/08/2007. Trẻ con bị bỏ đói thì sẽ như thế nào nhỉ? Những đứa trẻ xinh xắn, dễ thương ở các lớp tiểu học bị bỏ đói trông sẽ ra sao? Ai có thể đứng nhìn cảnh những học sinh nhỏ tí đứng ngấp nghé trước nhà ăn, nhìn các bạn mình ăn cơm trong khi mình bị đói? Ai? Ban giám hiệu, "thầy, cô" của trường Lê Bình I chứ ai.

Trả lời chất vấn của báo chí, Mr. Lê Hồng Hưng, Hiệu trưởng trường cho biết: "Nếu linh động nấu cơm, học sinh không ăn thì ai chịu?" Cũng chính ông, nhằm che đậy hành vi tàn ác, vô nhân tính của trường đã nhấn mạnh "Chúng tôi đã gọi điện thông báo cho các phụ huynh còn lại nhưng không nhận được phản hồi". Phải vậy không, ông? Vào trưa ngày 20/08, thời điểm các em học sinh bị bỏ đói, kết quả kiểm tra từ Bưu điện cho biết rằng không hề có 179 cuộc điện thoại phát sinh từ các số máy của Trường tiểu học Lê Bình I. Nghĩa là ông ba xạo. Ông nói láo. Ông xảo biện. Trường Lê Bình I không hề gọi điện thông báo cho phụ huynh các em học sinh nhỏ này về việc các em có thể bị bỏ đói vì phụ huynh chưa kịp đóng tiền ăn cho các em.

Lại nói, số tiền mà phụ huynh các em phải đóng ngay từ những ngày đầu tiên các em nhập học là từ 500 ngàn đến hơn 1 triệu rưỡi. Ngần ấy tiền không đủ để trường Lê Bình I bố thí cho 179 học sinh một suất cơm trưa sao? Xin ông nhớ cho, thưa ông hiệu trưởng to còi, rằng theo quy định, học sinh tiểu học không phải đóng học phí. Không đóng học phí mà phụ huynh vẫn phải đóng từ 500 ngà nđến hơn triệu rưỡi. Tức là nhiều tiền lắm, ông ạ. Vậy mà các ông đành lòng bỏ đói học sinh sao? Các ông làm thầy kiểu gì vậy? Kiểu gì? Kiểu nhà kinh doanh - tiền trao cháo múc, không tiền trút cháo vô sao? Nhà kinh doanh còn có đạo đức kinh doanh, lẽ nào torng học đường không có đạo đức nhà giáo?

Ra đường

Nữ sinh Lê Hải Yến (lớp 12, trường Vạn Xuân, Hà Nội) điều khiển xem máy, chở 3, lưu thông trên phố. Tất nhiên, theo Luật giao thông thì em sai. Nhưng em sai không có nghĩa là gã côn đồ Chu Phương Đông (Công an phường Bồ Đề) lại có thể đối xử với em như vậy.

Số là sau khi nhận được tín hiệu yêu cầu dừng xe của Chu Phương Động, em Yến đã chấp hành lệnh bằng cách dừng xe. Hai người bạn của em đã bước xuống. Vì có xe lưu thông ngược chiều chạy đến nên Yến cho xe leo lên lề để tránh. Kết quả là gã Chu Phương Đông đã tặng em một gậy (gậy ma trắc của Công an - gọi là dùi cui) vào sau gáy khiến Yến đổ gục xuống đường, bất tỉnh tại chỗ. Những người đi đường hảo tâm đã đưa em đi cấp cứu và cho đến nay em vẫn còn choáng váng. Báo chí tìm đến để tìm hiểu sự việc. Công an phường Bồ Đề từ chối trả lời.

Tra lại trong các quy định của pháp luật thì Công an phường không có quyền chặn phương tiện giao thông đang di chuyển. Đó là chức năng và quyền hạn của CSGT, không phải của công an phường. Trong tình trạng giao thông tắt nghẽn, công an phường có thể được CSGT nhờ cậy tham gia điều tiết giao thông, nhưng vẫn không có quyền chặn xe. Vậy thì cái gã côn đồ Chu Phương Đông lấy quyền hạn gì mà chặn xe của Yến (dù em sai). Một nữ sinh trung học yếu đuối có thể gây nguy hiểm gì cho ai mà gã Chu Phương Đông lại dùng dùi cui đập vào gáy em? (Chú ý, về mặt sinh lý học cơ thể, một cú đánh vào gáy có thể dẫn đến tử vong). Và vì sao khi sự việc xảy ra, công an phường Bồ Đề lại không tiếp, không trả lời báo chí?

Nhà trường bất nhân. Cảnh sát côn đồ. Có cách nói nào khác nhẹ nhàng hơn không?

Những âm mưu thù địch

4 tháng kể từ bài viết đầu tiên của Chứng nhân Lịch sử trên mạng internet, chúng tôi vui mừng khi nhìn thấy những chuyển động tích cực của phong trào đòi Tự do, Dân chủ cho Việt Nam. Nhưng cũng trong 4 tháng đó chúng tôi quặn lòng khi chứng kiến những gì nhà cầm quyền Hà Nội đã làm để triệt tiêu những người bất đồng chính kiến. Cũng trong 4 tháng ngắn ngủi, chúng tôi ghi nhận được tình cảm của bạn bè, anh chị em ở khắp nơi dành cho những người tình nguyện như chúng tôi. Điều hạnh phúc lớn lao là từng ngày qua đã có thêm những người bạn tìm đến với chúng tôi để cùng đi trên hành trình tranh đấu.

Hôm nay, 25/08, 2 ngày sau cuộc bắt bớ, đàn áp, "giải tán" những người dân khiếu kiện tại Hà Nội, chúng tôi xin được giới thiệu với các bạn một gương mặt trẻ, mới tham gia cùng Chứng nhân Lịch sử - Nhà báo Uyên My qua bài viết của bạn về tờ Báo Nhân Dân và bài viết của tờ báo này quanh cuộc bắt bớ, đàn áp biểu tình.

Nhóm trí thức, văn nghệ sĩ
Blog CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ


Tôi thường không đọc Báo Nhân Dân vì theo tôi đây không phải là một tờ báo đúng nghĩa. Thứ nhất, thông tin nó đưa ra không chính xác (Ít nhất là ở nhiều sự kiện mà tôi từng kiểm chứng với tư cách một nhà báo). Thứ hai, ngôn ngữ mà báo này sử dụng không phải là "ngôn ngữ báo chí" bởi nó không giữ được "thái độ trung lập" của một tờ báo. Thứ ba, nó không hề đứng về phía độc giả của mình - nhân dân - dù tên nó là Nhân Dân và chính nó tự nhận là tiếng nói của nhân dân Việt Nam.

Không đọc. Nhưng vẫn có báo vì mọi cơ quan nhà nước (như cơ quan tôi) đều bị buộc phải mua báo này, cũng giống như các cơ quan nhà nước tại Sài Gòn buộc phải mua Báo Sài Gòn Giải Phóng vậy. Đôi khi tôi tự hỏi, với những "thông tin" khiến người ta chán ngấy, khô cứng và "nặng mùi" như thế, nếu không bị buộc phải mua thì liệu có ai chịu chi tiền mua các tờ báo này không? Không. Chắc chắn không. Cứ nhìn cách những tờ báo Nhân Dân bị vứt vào một góc, chẳng ai buồn đụng đến trong tòa soạn của chúng tôi thì rõ. Chúng nằm đấy, như chính Đảng Cộng sản Việt Nam - luôn tự khoe khoang mình là số 1, nhưng không lọt được vào tai, vào mắt dân chúng khi dân chúng đã quá hiểu bản chất thực của nó.

Nhưng sáng nay, tựa bài viết to đùng trên Báo Nhân Dân số mới nhất đã "đập vào mắt" tôi, khiến tôi phải cầm nó lên khỏi cái xó vốn là của nó, mang về bàn làm việc, đọc, và... thở dài. Bài báo có tựa đề: "Vạch trần trò “đánh lận con đen” của Thích Quảng Độ và đồng bọn". Thích Quảng Độ là ai mà có thể khiến cho Báo Nhân Dân - tiếng nói của Đảng và Nhà nước - phải đưa một bài "hoành tráng" đến thế? Hóa ra Thích Quảng Độ là một nhà sư (Tên hàng chữ "Thích" nghĩa là đã lên đến cấp Thượng tọa, Đại đức trong Phật giáo, nghĩa là hành trạng và đạo hạnh đã đứng vào hàng cực cao) thuộc Viện hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Từ lâu, Thích Quảng Độ đã là cái gai trong mắt của Hà Nội bởi ông luôn yêu cầu phải thực hiện dân chủ Đa đảng, tôn trọng các quyền tự do tôn giáo (Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được Hà Nội công nhận là một tổ chức tôn giáo tại Việt Nam), các quyền căn bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại... Đặc biệt Thích Quảng Độ, với danh phận của một hòa thượng tên hàng chữ Thích đã công khai chỉ trích các chính sách bất công, khắc nghiệt, vô lý của Hà Nội. Tuy gai mắt, Hà Nội không thể ngang nhiên bắt giam ông như bắt giam các nhà bất đồng chính kiến khác tại Việt Nam nên đã áp dụng chiêu "quản thúc tại nơi cư trú" đối với Thích Quảng Độ.

Từ 22/06 - 19/07/2007, lần đầu tiên lịch sử Việt Nam "sau 75" chứng kiến một cuộc biểu tình đông đảo và dai dẳng như vậy của người dân Việt Nam. Hơn 1000 người từ khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam đã tiến về Sài Gòn đòi lại công bằng, đất đai của mình đã bị nhà cầm quyền công nhiên thu hồi. Trước tình cảnh hàng ngàn con người mất nhà cửa, đất đai, lê lết trên vĩa hè trước tòa nhà Văn phòng Quốc Hội (Vụ Công tác phía Nam), bị công an liên tục sách nhiễu, đói khát... Thích Quảng Độ đã bất chấp việc Hà Nội quản thúc mình đã mang tiền, gạo đến cứu đói cho dân. Động thái này của ông đã khiến Hà Nội nổi giận bởi chủ trương của Hà Nội là bỏ mặc cho dân đói khát, kiệt quệ thì dân sẽ phải đi về. Nay, Thích Quảng Độ đến phát chẩn, cứu trợ thì dân chúng không còn đói, sẽ tin rằng mình sẽ được cứu giúp, sẽ tiếp tục biểu tình. Ngay trong đêm 18, rạng sáng 19/07, chính quyền đã đổ quân xúc toàn bộ những người biểu tình mang về địa phương, ngăn chặn mọi ngã đường về Sài Gòn để không cho dân chúng quay trở lại. Còn Thích Quảng Độ? Sau đó đã bị giám sát nghiêm ngặt hơn để ông không thể "trốn khỏi nơi quản thúc" đi cứu giúp dân nghèo.

Xét trên lĩnh vực Y học thì không bác sĩ nào lại đi chữa triệu chứng của bệnh mà phải chữa tận gốc rễ, căn nguyên của bệnh. Đau bao tử không thể chỉ uống thuốc giảm đau. Việc công an lợi dụng đêm tối xúc người biểu tình đem về địa phương chính là kiểu chữa triệu chứng bệnh như vậy. Xúc dân chúng về địa phương nhưng không trả lại đất đai đã tước đoạt của họ thì họ sẽ lại tiếp tục biểu tình, đòi lại tài sản của mình. Bằng chứng nhãn tiền là sau khi bị cưỡng bức quay về địa phương, dân chúng đã tìm cách quay trở lại Sài Gòn để biểu tình, đòi đất. Một số lớn khác đổ về Hà Nội. Chính quyền không cho giăng băng-rôn, biểu ngữ, áp-phích (Luật nào không cho nhỉ?) thì dân chúng mặc áo trắng, in chữ lên áo, dán biểu ngữ lên túi xách, mũ, nón... Và cũng giống như tại Sài Gòn, những người dân nghèo tham gia biểu tình đã bị công an cô lập, cách ly khỏi mọi nguồn tiếp trợ lương thực, thuốc men. Họ biểu tình, giữa vòng vây dày đặc của công an chính quy và mật vụ. Những người tiếp tế cho dân chúng bị theo dõi, sách nhiễu.

Không thể trực tiếp ra Hà Nội ủy lạo dân nghèo (vì bị quản thúc nghiêm ngặt), Thích Quảng Độ đã phái hòa thượng Thích Không Tánh mang tiền ra cứu trợ nhân dân. Chuyện gì đã xảy ra? Thích Không Tánh bị bắt ngay tại chỗ và bị áp giải về lại Sài Gòn trong một cuộc ra quân trấn áp của Hà Nội đối với dân chúng.

Trong bài viết của mình, "ký giả" Hoàng Hà của Báo Nhân Dân đặt câu hỏi xách mé "Không biết ông ta (Thích Quảng Độ) lấy đâu ra mà lắm tiền thế?" Tôi có thể mạo muội trả lời ngay cho ký giả Hoàng Hà biết là số tiền ấy (300 triệu đồng) là tiền quyên góp được từ những nhà hảo tâm. Một tổ chức mất uy tín nghiêm trọng như Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân cơn bão Chan Chu có thể quyên góp được 34 tỷ đồng thì một tổ chức tôn giáo như Viện hóa đạo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quyên được 300 triệu đồng đâu có gì là lạ thưa ký giả. Một linh mục nhỏ xíu tại Bình Thuận với chưa quá 500 giáo dân nghèo còn có thể quyên được hơn 4 tỷ để xây nhà thờ thì một Viện trưởng như Thích Quảng Độ quyên được 300 triệu là nhiều lắm sao?

Cũng trong bài báo, Báo Nhân Dân liên tục nhắc đi nhắc lại rằng Thích Quảng Độ là phản động trong nước đã cấu kết với phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống phá nhà nước. Xin lỗi, những câu này, tôi nghe đã nhàm tai. Đảng Cộng sản tốt thế, sao lại có nhiều thế lực thù địch thế? Nhiều đến mức vừa rồi tại Cộng hòa Czech (Tiệp Khắc - quốc gia Cộng sản cũ) đã có cả một ngày "Vì một thế giới không Cộng sản". Cũng trong bài, Báo Nhân Dân nói đến chị Kim Thu (đã bị bắt và vừa được phóng thích) và vẽ lên hình ảnh chị là một người đàn bà "hung hăng khiếu kiện", "lôi kéo người khác gây rối". Tôi tự hỏi hung hăng khiếu kiện là nghĩa làm sao? Là vác hung khí đi khiếu kiện chăng? Đâu có. Chị chỉ ngồi cùng với mọi người, giơ biểu ngữ xin quốc hội cứu dân thôi mà. Còn lôi kéo người khác gây rối là sao nữa khi những người dân nghèo chỉ ngồi lê lết trên phố cầu xin sự quan tâm giải quyết của chính quyền. Báo Nhân Dân viết "Tệ hại hơn, bà ta bắt mối liên lạc với các tổ chức phản động trong nước và nước ngoài, ghi âm, “phỏng vấn”, chụp ảnh cảnh người dân khiếu kiện để chuyển ra ngoài cho bọn xấu sử dụng xuyên tạc chống phá Việt Nam".

Ghi âm tức dùng phương tiện kỹ thuật để thu lại giọng nói thực của một hay nhiều con người thực về một vấn đề, sự việc. Phỏng vấn tức hỏi một hay nhiều người về một sự việc, vấn đề. Chụp ảnh là dùng máy ảnh ghi nhận lại hình ảnh thực của thế giới quanh ta. Thế thì làm sao có thể xuyên tạc được nhỉ khi mọi thứ đếu là thực. Đưa tin về thảm trạng của dân chúng nghĩa là chống phá Việt Nam sao? Cách lý luận này, quả thực chỉ có thể có trong giọng điệu của Cộng sản mà thôi.

Phàm cái gì không đúng ý Cộng sản thì là phản động. Chỉ ra cái sai của Cộng sản thì là xuyên tạc, nói xấu. Đòi lại tài sản của mình thì là gây rối. Có thể nào như vậy sao? Nhưng, nếu Thích Quảng Độ là một kẻ phản động (Theo luật thì tội này nặng lắm) như Báo Nhân Dân nói, sao Hà Nội không bắt ông ta cầm tù như đã và đang bắt nhiều người khác mà chỉ lôi ông ta lên báo để tuyên truyền, bêu rếu ông ta thôi? Hơn nữa, một bài báo "hoành tráng" đến như vậy trên một tờ báo "lớn" như Nhân Dân vì sao lại không có tấm ảnh nào minh họa cho việc "gây rối", "hung hăng khiếu kiện" của dân chúng? Báo Nhân Dân không có ảnh (hay không muốn đăng ảnh) thì tôi đăng.

UYÊN MY

20 thg 8, 2007

Ly cà phê này giá bao nhiêu?


Một ly cà phê đá vĩa hè giá bao nhiêu hở bạn? 3000, 4000? Khoảng đấy thôi, không đắt hơn đâu. Nhưng nếu bạn chưa từng có cơ hội để uống một ly cà phê đá vĩa hè vì không tiền thì chúng tôi đánh cuộc là bạn không thể biết được giá của ly cà phê ấy - cũng như người đàn ông bán bánh tráng mà chúng tôi tình cờ gặp được trên hành trình tìm hiểu số phận của dân chúng Việt Nam.

Người đàn ông bạn nhìn thấy trong tấm ảnh này sinh năm 1964, quê ở Quảng Ngãi, có vợ và 3 người con. Sau trận bão Chan Chu lịch sử - trận bão mà vì sự tắc trách và vô trách nhiệm của những người có trách nhiệm, hàng ngàn người đã chết, mất nhà cửa, trở thành những kẻ vốn đã nghèo càng thêm đói - ông đã phải rời quê nhà lang thang vào Sài Gòn kiếm sống. Ông cùng 5 người đồng hương chung tiền thuê một căn nhà (chính xác phải gọi là một cái ổ hoặc một cái chòi) để ở với giá 600 ngàn đồng/tháng (chưa kể tiền điện, nước). Mỗi ngày, ông ra đi từ sáng đến khuya, bán bánh tráng, kiếm 20 ngàn (gần 1,3 Mỹ kim) để sống, dành dụm gởi về quê nuôi vợ, nuôi con.

Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết rằng sau cơn bão Chan Chu oan nghiệt ấy, cả gia đình 5 người của ông được chính quyền "bố thí" cho 5 ký gạo. Con ông đi học được nhà trường cho 2 gói mì tôm. Ông không hề biết rằng những người dân Việt Nam ở khắp nơi đã đóng góp cứu trợ miền Trung số tiền hơn 34 tỷ đồng. Theo tin tức báo chí, mãi hơn 1 năm sau, hàng ngàn nạn nhân (và thân nhân) bão Chan Chu đã nhận được tổng số tiền là 5 tỷ đồng. 29 tỷ còn lại đã biến mất.

Con ông, học giỏi, nhưng vì không có tiền đóng tiền trường, bị bắt đứng cột cờ phơi nắng. Xót con, anh đành cho cháu nghỉ học. Ngày qua ngày, ông lang thang khắp các đường phố Sài Gòn để mưu sinh và chờ đợi một ngày nào đó đời mình sẽ bớt khổ hơn. Nhưng liệu sẽ có ngày đó hay không lại là điều không ai dám nói chắc. Một người đàn ông quắt queo ở tuổi 43 so với những quan chức quá lục tuần vẫn mập mạp, hồng hào. Một người dân mỗi ngày vất vả từ sáng sớm đến mịt mờ khuya kiếm được hơn 20 ngàn đồng nuôi cả gia đình so với các thành viên Bộ chính trị Việt Nam với gia tài lên trên con số tỷ đô la. Hai hình ảnh tương phản ấy có gợi lên trong bạn chút suy nghĩ nào không?

Không thể làm gì nhiều hơn cho ông (Chúng tôi gọi bằng ông, vì ông xưng chú, gọi chúng tôi là cháu, dù tuổi chúng tôi cũng xấp xỉ bằng ông), chúng tôi chỉ có thể thay mặt nhóm 8406 gởi ông ít tiền để chữa mắt, để gia đình ông đỡ vất vả hơn (dù có thể chỉ trong vài ngày)

Và bạn, nếu được, hãy ra khỏi nhà, để đi, để nhìn thấy thân phận của những con người nhỏ bé trên đất Việt Nam...

19 thg 8, 2007

Tôi nghĩ...

Bài viết "Dự thảo quy chế băng đĩa: Thành kính phân ưu cho dân ghiền nhạc" đã khiến cho nhiều bạn yêu nhạc phiền lòng vì biết rằng sắp tới đây các đĩa nhạc ngoại sẽ không còn được nhập khẩu chính thức mà chỉ còn có thể đến với họ theo con đường đĩa lậu. Ở Việt Nam, những cái có chất lượng thực sự, không bị bẻ cong, bóp méo thường là "lậu" mà.

Thế rồi, tranh thủ những ngày cuối cùng còn tồn tại Bộ Văn hóa - Thông tin, Mr. Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh đã ký ban hành công văn số 308/ĐA-PBP yêu cầu các hãng phim trong nước, các nhà nhập khẩu phim ngoại "hạn chế tối đa" việc sản xuất, nhập khẩu các phim thuộc thể loại phim ma, phim kinh dị để "tránh tình trạng phim được sản xuất hoặc nhập khẩu khi trình duyệt sẽ không được phép phổ biến rộng rãi tại Việt Nam".

Thêm một lần nữa, các nhà quản lý văn hóa đã hành xử như những kẻ vô văn hóa khi ngang nhiên tước đoạt quyền được xem thể loại phim mình thích của dân chúng Việt Nam.

Chúng tôi không rõ những bạn không thích xem phim sẽ nghĩ gì khi đọc công văn này. Nhưng chúng tôi biết dân ghiền phim, nhất là các fan hâm mộ thể loại phim ma Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ cũng như thể loại phim kinh dị sẽ cảm thấy uất ức đến mức nào.

Một bộ phim điện ảnh, phát hành trên đĩa VCD, DVD hay chiếu rạp đều có phần giới thiệu, có trailer, có dấu phân loại, cảnh báo... để người xem chọn lựa. Trên DVD còn có khuyến cáo lứa tuổi xem phim là bao nhiêu. Điều đó thể hiện sự tôn trọng khán giả và tôn trọng quyền được chọn lựa của khán giả.

Ở ta, dựa trên câu phát biểu xanh rờn của Mr. Lê Ngọc Minh, Cục phó Cục ĐA, rằng: "Tôi nghĩ khán giả cũng khó chấp nhận như vậy" để ban hành văn bản yêu cầu người ta hạn chế tối đa việc sản xuất, nhập khẩu phim. Anh nghĩ thì là chân lý. Còn dân chúng nghĩ thì... mặc kệ dân chúng sao? Có lý nào như thế được. Vậy mà khi chúng tôi truy vấn ông, ông lại giỡ chiêu bài cũ rích "Chúng tôi chỉ nhắc nhở chứ không cấm". Anh không cấm, nhưng người ta trình duyệt thì anh không cho phép. Vậy đấy!

Tạm quên kiểu hành xử vô văn hóa vừa nêu, chúng tôi e rằng trong bối cảnh "nhập nhòe" nhập-tách Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước sẽ còn ban hành thêm những văn bản trời ơi dạng này để siết cổ dân chúng, để khi Bộ mới định hình thì... cứ thế mà làm và dân chúng sẽ không còn có thể kêu than gì được - Một lối làm việc rất... Việt Nam.

17 thg 8, 2007

Bằng chứng lịch sử & Cơ sở luật pháp

Trong mọi cuộc "tranh chấp" xoay quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (hay Nam Sa và Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc), câu duy nhất mà bọn dân đen chúng ta nghe được từ Hà Nội là: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở luật pháp để khẳng định chủ quyền đối với cả hai quần đảo trên".

Sở dĩ chúng tôi phải để hai chữ tranh chấp trong ngoặc kép là vì thực tế Việt Nam và Trung Quốc chẳng có tranh chấp gì cả. Mọi chuyện đã được hai nước thỏa thuận xong từ năm 1958. Vì thế, tuyên bố rằng Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam chẳng qua là động thái chính trị của Hà Nội để làm yên lòng dân chúng, để dân chúng nghĩ rằng Hà Nội đã có phản ứng với Bắc Kinh (nhưng vì quá yếu nên không thể làm gì hơn là... kêu gào). Dân chúng, sau khi nghe tuyên bố của Hà Nội, đã tin rằng Hà Nội sẽ "làm hết sức mình" để bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ" và... đã bị lừa.

Vậy, bằng chứng lịch sửcơ sở luật pháp mà Hà Nội nói ở đây là gì?

Ngày 04/09/1958, chính phủ Trung Quốc ra tuyên cáo về lãnh hải của họ là 12 hải lý tính từ đất liền (Có đính kèm bản đồ). Tuyên cáo này được Bắc Triều Tiên công nhận. về phía Hà Nội, sau khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Bộ chính trị Đảng Lao Động Việt Nam (Tên cũ của Đảng Cộng sản Việt Nam) tiến hành cuộc họp xoay quanh tuyên cáo của Trung Quốc. Trong cuộc họp này, toàn thể các thành viên Bộ chính trị đã nhất trí chấp nhận bản tuyên cáo của Trung Quốc.

Ngày 14/09/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gởi công văn cho Tổng lý Quốc vụ viện (Thủ tướng) Trung Quốc là Chu Ân Lai. Nội dung công văn (hình bên) có đoạn: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy, và sẽ chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển". Công văn trên cũng được đăng tải trên
Báo Nhân Dân số 1653, ấn hành ngày 22/09/1958.

Theo nội dung công văn này thì Hà Nội đồng ý hoàn toàn với tuyên cáo lãnh hải của Trung Quốc và sẽ triệt để tôn trọng lãnh hải của họ trong mọi quan hệ với Bắc Kinh.

Đã công nhận tuyên cáo của họ bằng một công văn ở cấp thủ tướng thì Hà Nội còn có lý do gì để phản đối việc hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam? Hà Nội có lý do gì để phản đối việc mới đây Sở Du lịch Hải Nam (Trung Quốc) mở tour du lịch ra Hoàng Sa?

Anh đã dâng 2 quần đảo của Việt Nam cho họ bằng văn bản và văn bản này vẫn còn được lưu trữ tại Trung Quốc, tức họ có đầy đủ cơ sở luật pháp và bằng chứng lịch sử để nói rằng Tây Sa và Nam Sa là của họ. Ngư dân của anh xâm phạm lãnh hải của họ, họ bắn là phải rồi. Đảo của họ, họ muốn mở tour du lịch hay thám hiểm hay gì gì khác thì liên quan gì tới anh mà anh bẻo lẻo miệng?

Hóa ra chỉ có Việt Nam Cộng Hòa là... ngu. Chẳng những không công nhận đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc mà còn cương quyết đóng quân tại Hoàng Sa để "giữ đất quê hương". Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng Hòa. Thế mới có trận
Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 sau những trận chiến liên miên suốt từ năm 1964-1971, khiến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa vốn đã yếu (trong năm đó) lại càng thêm đuối trước quân đội Bắc Việt.

Bạn có lẽ đang thắc mắc thực ra 12 hải lý từ thềm lục địa Trung Quốc trong tuyên cáo lãnh hải của họ là như thế nào? Xin mời xem hình bên (Click vào ảnh để xem ảnh lớn) để thấy rằng theo bản đồ phía Trung Quốc đưa ra thì toàn bộ biển Đông của Việt Nam và các đảo trên đó đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Để được phía Trung Quốc bảo hộ chống lại miền Nam Việt Nam, để được là chư hầu của Trung Quốc, Hà Nội đã dâng cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa cho Trung Quốc từ năm 1958. Đây chính là bằng chứng lịch sử và cơ sở luật pháp để hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam, đào mộ người Việt trên đảo Hoàng Sa, phá bỏ các di tích lịch sử của Việt Nam trên đảo. Đây cũng là bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để hải quân Trung Quốc tấn công hải quân Việt Nam năm 1988 trên đảo Trường Sa và chiếm lấy đảo này. Rõ ràng anh đã xác nhận đảo của tôi, anh còn đóng quân ở đây là gì? Tôi bắn anh là phải. Còn các nước khác, vì không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc nên có đóng quân tại hai quần đảo này là lẽ đương nhiên.

Dân Việt Nam xót xa đất thiêng dân tộc cũng phải đành chịu, không thể làm gì hơn. Cách duy nhất, theo chúng tôi, để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa về với Việt Nam là bác bỏ công văn năm 1958 của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai. Mà, để làm được điều này thì không thể trông chờ ở nhà cầm quyền Hà Nội. Chính Hà Nội đã đưa ra công văn đó nên họ không thể thu hồi. Vậy thì, chỉ còn cách là bác bỏ vai trò cầm quyền của Hà Nội, thành lập một chính phủ khác, ra tuyên cáo khác về lãnh thổ Việt Nam.

Ngày nào còn Đảng cộng sản tại Việt Nam, ngày đó công văn ngày 14/09/1958 vẫn còn hiệu lực. Nghĩa là ngày nào Cộng sản vẫn đang nắm quyền tại Việt Nam thì ngày đó Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là lãnh thổ của Trung Quốc, dân Việt Nam chớ có bén mảng lại gần kẻo bị bắn toi cơm mẹ cha nuôi dưỡng.

Có bạn nào có cách xử lý khác không?

16 thg 8, 2007

"Đầy tớ nhân dân" giàu hay nghèo?

Đầy tớ xưa nay có bao giờ giàu hơn chủ? Một câu hỏi quá dễ trả lời. Đầy tớ không bao giờ giàu hơn chủ bởi đầy tớ là người làm thuê, không có phương tiện, tư liệu sản xuất, là người vô sản. Ấy, bạn mà nói thế là sai lầm nghiêm trọng rồi đấy nhé! Những người đầy tớ, công bộc của nhân dân đang ngồi tại Tòa nhà Chính phủ, Tòa nhà Quốc Hội, ở Trung ương Đảng... không vô sản. Trái lại, họ giàu đến mức bạn sẽ té ghế vì ngạc nhiên sau khi đọc danh sách tên người và trị giá tài sản của họ.

Tư liệu sau đây chúng tôi vừa tình cờ tìm được. Đã cũ bởi các số liệu này được cập nhật lần cuối cùng vào tháng 12 năm 2005. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm năm 2005, trị giá tài sản của các công bộc nhân dân đã đến con số này thì ở năm 2007 chúng sẽ là bao nhiêu? Mời bạn tha hồ tưởng tượng!

Phan Văn Khải và con trai trên 2 tỷ USD
Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD
Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD
Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD
Trần Đức Lương : Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD
Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD
Nguyễn Tiến Dũng : Đệ nhất Phó Thủ Tướng 1 tỷ 780 triệu USD
Nguyễn Văn An : Chủ tịch Ban Chấp Hành Trương Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD
Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD
Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD
Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD
Nông Đức Mạnh : Chủ Tịch Quốc Hội 1 tỷ 143 triệu USD
Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USD
Trần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD
Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD
Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD
Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD
Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD
Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD
Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD
Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD
Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD
Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD
Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD
Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD
Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD
Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD
Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD
Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD
YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD
Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD
Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD
Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD
Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD
Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD
Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD
Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD
Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD
Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD
Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD
Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD
Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD
Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD
Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD
Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD
Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD
Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD
Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD
Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD
Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD
Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD
Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD
Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD
Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD
Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD
Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD
Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD
Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD
Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD
Vưu Khải Thành : Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD
Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD
Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD
Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD
Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD
Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD
Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD
Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD
Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD
Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD
Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD
Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD
Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD
Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD
Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD
Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD
Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD
Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Âuu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD
Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD
Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD
Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD
Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD
Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD
Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD
Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD
Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD
Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD
Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD
Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD
Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD
Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD
Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD
Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD
Mấu Thị Bích Phanh : Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD
Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD
Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD
Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD
Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD
Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD
Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD
Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD
Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD
Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD
Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD
Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD
Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD
Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD
Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD
Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu USD
Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD
Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD
Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD
Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD
Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD
Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD
Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD
Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD
Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD
Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD
Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD
Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD
Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD
Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD
Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD
Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD
Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD
Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD
Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD
Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD
Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD
Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD
Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD
Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD
Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD
Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD
Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD
Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD
Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD
Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quãng Trị 15 triệu USD

Tưởng niệm cố nhạc sĩ Trương Quang Tuấn

16/08/2007. Ngày này, cách đây 2 năm, nhạc sĩ Trương Quan Tuấn đã vĩnh viễn lìa xa cõi trần ô trọc, vượt thoát khỏi nhà tù lớn của Cộng sản - Việt Nam - để về với thế giới nghệ thuật đầy tự do của ông.

Ở tuổi 44, nhạc sĩ Trương Quang Tuấn mất đi là cả một sự mất mát to lớn cho âm nhạc Việt Nam bởi nếu có nhiều thời gian hơn, các sáng tác của ông sẽ không dừng lại quanh con số 200 mà sẽ phải là nhiều hơn nữa bởi ông là một trong những tác giả có tốc độ sáng tác cực nhanh. Nhanh, nhưng không ẩu, cũng không xuê xoa, dễ dãi như nhiều tác giả hôm nay viết ào ào để bán kiếm tiền.

Nếu khi đọc đến đây mà bạn vẫn chưa nhớ ra nhạc sĩ Trương Quang Tuấn là ai thì xin cho phép chúng tôi được kể tên vài tác phẩm tiêu biểu của ông như một gợi nhắc nhỏ, nhé! Xem nào: Như lá thu phai, Thương em lý nàng ơi, Thương em lý miệt vườn, Tự tình nón bài thơ, Mưa trên phố Huế, Tình đắng khổ qua, Tóc dài em bỏ đi đâu, Chim sáo tương tư, Hoài niệm trắng, Như lá thu phai... Những sáng tác đã từng giúp định hình cặp song ca Đan Trường - Cẩm Ly, tiếng hát Quang Linh, Đình Văn...

Có một điều đặc biệt lạ là khi nhạc sĩ Trương Quang Tuấn qua đời, không một tờ báo nào trong số 600 tờ báo quốc doanh đưa tin, dù chỉ là vài dòng ngắn ngủi. Có phải chăng bởi vì ông không tuân phục nhà cầm quyền nên cả cuộc đời ông liên tục bị chèn ép, bị dập vùi cho đến lúc qua đời vì bạo bệnh? Câu hỏi này, xin các bạn tự mình suy nghĩ. Chúng tôi mạn phép không trả lời. Ở đây, chúng tôi chỉ xin dành một entry để tưởng niệm ông - một nhạc sĩ tài hoa, vắn số. Và cũng chính nơi đây, chúng tôi bày tỏ nỗi xót xa khi một tên tuổi như Trương Quang Tuấn đã không hề có một hình ảnh, tư liệu nào thể hiện trên internet. Những gì Google cho ta biết về Trương Quang Tuấn chỉ là những tác phẩm của ông nằm rải rác trên các site nghe nhạc trực tuyến và dĩ nhiên là ông không hề nhận được phí tác quyền.

Bị chèn ép từ nhà cầm quyền. Bị người khác sử dụng tác phẩm vô tội vạ. Nhạc sĩ Trương Quang Tuấn đã sống một đời nghèo khổ cho đến tận lúc từ giã cõi đời. Ông mất đi, để lại cho âm nhạc Việt Nam những nghi án không bao giờ có thể giải đáp được, đặc biệt là những ca khúc ký tên nhạc sĩ Minh Vy.

Theo những người bạn thân cận của ông thuở sinh thời cũng như các học trò của ông thì vì không đủ tiền trang trải cho cuộc sống nghèo khổ, một số lớn tác phẩm của Trương Quang Tuấn đã phải "bán đứt" cho Minh Vy để Minh Vy bán lại cho ca sĩ, thực hiện album, làm nên tên tuổi của mình.

Vĩnh biệt, Trương Quang Tuấn. Anh không thể sống trong xã hội Cộng sản, nhưng anh luôn sống trong lòng chúng tôi - những người bạn, những đứa em của anh. Dù trong số chúng tôi có nhiều người còn chưa một lần có cơ hội gặp anh, nhưng với những gì anh đã cống hiến, anh xứng đáng để chúng tôi dành sự trân trọng gởi đến anh. Một nén hương trầm, xin anh yên nghỉ...

15 thg 8, 2007

1 ngày 3 tin và con số biết nói

Có người bạn nói với chúng tôi, rằng để nói hết được những cái bất cập, bất công trong xã hội Việt Nam hiện tại thì mỗi ngày cần viết ít nhất là 9 entries. Chúng tôi cũng biết rằng với tốc độ viết như hiện nay, chúng tôi sẽ bỏ sót nhiều, khá nhiều sự kiện. Bỏ sót nhiều, nhưng vẫn nhiều bất công, bất cập. Tức là thực tế những điều tệ hại ở Việt Nam đạt đến con số mà ta không tưởng tượng nổi. Chúng ta vẫn chấp nhận được sao?

Tin thứ nhất

Nghĩa trang quân đội Biên Hoà (Nghĩa trang tử sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Tỉnh Bình Dương) đã chính thức được Quân khu 7 bàn giao cho UBND Tỉnh Bình Dương. Tỉnh này sau đó đã bàn giao lại 32 ha đất (là nghĩa trang cũ) cho UBND huyện Dĩ An để làm nghĩa trang nhân dân. Tin này được loan đi từ Báo Thể Thao & Văn Hóa (Báo con của Thông tấn xã Việt Nam) và được Báo Thanh Niên ngợi ca là một nghĩa cử đẹp, biểu hiện cụ thể của chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc...

Những người lính, chiến đấu, hy sinh cho tự do, cho quê hương giờ đây đã trở về với nhân dân, không còn được vinh danh, không còn được tôn trọng như những người lính. Giờ đây, chỉ còn lại gia đình, con em họ nhớ đến họ. Cùng lắm, những người bạn chiến đấu khi xưa nhớ đến thì đến thăm họ (Không có nghĩa là không bị theo dõi). Chợt nhớ, 27/07 vừa qua, hàng loạt "đại lễ" được tổ chức để vinh danh những người lính Cộng sản đã được tổ chức ở khắp nơi. Hoa, nến, những em nữ sinh tươi tắn đã đến khắp các nghĩa trang liệt sĩ để sưởi ấm lòng người đã khuất. Còn những người lính Việt Nam Cộng Hòa? Lặng lẽ nằm cùng nhân dân, trong lòng đất mẹ. Lặng lẽ làm người thua cuộc như trong liên khúc "Những nấm mồ hoang".

Ai liều thân dâng cho hòa bình... giờ chỉ còn là rêu xanh trên những nấm mồ hoang...

Tin thứ hai

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ Nhật Bản, một dự án có tên là "Phát triển internet phục vụ cộng đồng nông thôn" đã được Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm duyệt qua công văn số 4493/VPCP-QHQT. Nghe thì vậy, nhưng nhìn vào nội dung dự án mới thấy cái sự phục vụ nông thôn sao mà xa vời vợi. Dự án chia làm nhiều phần gồm: Xây dựng các điểm truy cập, Mạng thông tin công cộng, Cổng truy cập của UBND Tỉnh Hòa Bình, Cổng truy cập của Bộ Thông tin & Truyền thông, Phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ tư vấn, khai thác, Cổng truy cập của Bộ Y tế, Cổng truy cập của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Cứ nhìn theo danh sách đó thì thấy rõ ràng là nguồn vốn vay ưu đãi mà chính phủ Nhật Bản cho ta vay chỉ để nhằm phục vụ cho việc... làm web cho các cơ quan nhà nước chứ chẳng có cái nào phục vụ nông dân cả. Và, cứ nhìn theo tấm ảnh minh họa mà Báo Người Lao Động chụp thì... bạn thấy đấy, một cái máy, một đống người. Bao nhiêu người nông dân sẽ thực sự được cầm đến con chuột máy tính mà không phải trả tiền? Bao nhiêu người nông dân sẽ hưởng lợi từ cái dự án tên là phục vụ cộng đồng nông thôn nhưng chỉ toàn làm web cho các Bộ của nhà nước, để các Bộ tự sướng với mình, so đo với nhau và tự PR?

Điều đặc biệt là dự án làm web cho các Bộ thì ngân sách (tiền vay ưu đãi) sẽ chi, còn những hạng mục khác như xây dựng điểm truy cập, thiết lập mạng thông tin công cộng thì các công ty tham gia thầu sẽ phải... vay lại tiền này để làm và trả tiền lời cho nhà nước.

Tin thứ ba

Mờ sáng ngày 11/08/2007, gia đình anh Nguyễn Văn Toàn (Tây Ninh) đã thuê xe hơi, chở xác anh đến UBND xã Long Thành Trung yêu cầu làm rõ vì sao anh chết tại Công an xã Long Thành Trung.

Được biết, ngày 10/08, anh Toàn nhậu tại nhà, có cãi vã với vợ là chị Nguyễn Thị Bảy. Nội dung cuộc cãi vã xoay quanh miếng đất mà cha chị Bảy cho. Trong lúc cãi vã, anh ruột của chị Bảy là Nguyễn Văn Sáng đi đến. Giữa Toàn và Sáng xảy ra đôi co. Chị Bảy đi báo công an. Công an đến, yêu cầu Toàn và Sáng về trụ sở làm việc. Sau đó Sáng được cho về. Toàn bị giữ lại. Đến 12 giờ khuya chị Bảy mới được công an gọi đến làm việc và đến 3 giờ sáng thì chị được thông báo là anh Toàn đã chết, đang chuẩn bị mổ tử thi.

Dù chị Bảy yêu cầu đợi gia đình anh Toàn đến nhưng công an không đồng ý mà yêu cầu chị ký tên để tiến hành mổ tử thi. Ngoài chuyện lạ nêu trên, một chuyện lạ khác nữa là chị Bảy được công an thông báo là đã tự treo cổ chết, nhưng trên người anh lại có nhiều vết bầm rất đáng nghi ngờ là do bị đánh. Nhiều người cho rằng anh Toàn đã bị đánh chết, rồi sau đó bị treo cổ lên để dựng hiện trường giả là anh tự tử. Đặc biệt, sau cái chết của anh Toàn, chính quyền đã "hỗ trợ" gia đình anh 5 triệu đồng để mai táng anh.

Tin bổ sung

Sau vụ lùm xùm trên báo quanh chuyện Thiếu úy CA Đỗ Hoài Phương Minh dùng kiếm rượt chém nhân viên an ninh sân bay Đà Nẵng mà chúng tôi đã đưa tin, đến nay, sau thông báo "Chắc là sẽ chỉ xử lý hành chính" vì "chưa có hậu quả gì nghiêm trọng" của Thượng tá CA Quận Hải Châu (Đà Nẵng), ông này đã... bế quan luyện công, không tiếp báo chí đến tìm hiểu, thu thập thêm thông tin về sự việc. Phóng viên báo nào hẹn, đăng ký gặp ông đều nhận được thông báo "Tôi bận họp". Chấm hết. Chìm xuồng rồi!

Và... con số biết nói

Bất chấp những phát biểu đầy hoa mỹ (nhưng sáo rỗng) của các vị nghị sĩ, dân biểu Việt Nam, rằng đại biểu quốc hội phải luôn sâu sát với nhân dân, phải biết lắng nghe nhân dân, phải sống trong dân chứ không phải trong Hội trường Ba Đình... mục Thăm dò ý kiến bạn đọc của Báo Tiền Phong đã cho ra một kết quả rất rõ ràng, chi tiết và không thể chối cãi được.

Mời bạn xem ảnh bên để thấy rằng 99,24% cử tri Việt Nam (584.709 người - độc giả của Báo Tiền Phong) chưa từng có cơ hội tiếp xúc với những người "do dân bầu ra", những người "đại diện quyền lợi cho dân", những người "sẽ làm hết sức vì nhân dân" để xứng đáng với "sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân".

Chỉ có 1394 người hân hạnh được gặp dân biểu 1 lần (chiếm 0,24%). Gặp, nhưng không có nghĩa là được nói chuyện, được đề đạt nguyện vọng, nói lên bức xúc của mình. Trên thực tế, trong hầu hết các buổi tiếp xúc cử tri mà chúng tôi tìm cách tham dự được chỉ là dân biểu nói, dân chúng nghe, nghe chán thì đi về vì biết rằng dân biểu chỉ hứa chứ không thực hiện.

0,99% (528 người) "được" dân biểu tiếp xúc 2 lần. 483 người (0,08%) vinh hạnh được dân biểu tiếp xúc 3 lần. Và 0,36% (2092 người) được tiếp nhiều hơn 3 lần. Những người này, không ai khác hơn là các tổ trưởng dân phố, công an, cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng... Những người đại diện cho... giới cầm quyền.

14 thg 8, 2007

Khẩn: Sự an toàn của Hồ Thị Lan Hương

Chị Hồ Thị Lan Hương, sinh năm 1962, một công dân bình thường hiện đang sống và làm việc tại phường 4, Tân Bình, Sài Gòn, đã bị cơ quan An ninh điều tra (A24), Bộ Công an triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại số 237, Nguyễn Văn Cừ, Q.1, Sài Gòn vào ngày 13/08/2007. Giấy triệu tập chị đưa lý do "Để trả lời một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia".

Trước đó, người xưng tên là Cường, mang hàm Trung tá đã gọi điện yêu cầu chị Hương đến A24 "làm việc" nhưng chị từ chối vì "Cái kiểu làm việc mời miệng này tớ mới nghe lần đầu". Để đáp lại lời từ chối của chị Hương, Trung tá Cường gằn giọng: "Tôi mời chị như vậy là nể mặt lắm rồi. Chị vi phạm an ninh quốc gia. Chị rượu mời không uống muốn uống rượu phạt à?"

Một lần nữa, chị Hương từ chối lời "mời làm việc" này vì cho rằng thái độ của người xưng là Trung tá Cường quá xấc xược và chị cũng không rảnh đến một cơ quan khi chỉ nhận được lời "mời miệng".

10 giờ sáng 13/08, Công an đã đến văn phòng làm việc của chị tống đạt giấy triệu tập yêu cầu chị đến 237 Nguyễn Văn Cừ (A24) vào lúc 13 giờ 30 cùng ngày.

Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về tình trạng của chị Hồ Thị Lan Hương (Chị có bị bắt không? Có bị tra tấn không? Sự an toàn của chị ra sao?...)

Được biết, chị Lan Hương là ái nữ của một khoa học gia từng được Hoa Kỳ cấp bằng phát minh vào năm 1977 tại Ba Lan. Ông nội chị là cựu giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Gia đình chị là "gia đình cách mạng". Chị Lan Hương cũng là người đã không quản nắng mưa, bất chấp nguy hiểm đến với dân oan các tỉnh thành trong cuộc biểu tình 26 ngày của nhân dân tại Trụ sở Văn phòng Quốc Hội - Vụ Công tác phía Nam. Chính nhờ những hình ảnh nóng hổi do chị Hương cung cấp, chúng ta biết được tình cảnh thê lương của dân oan để lên tiếng đòi công lý, chia sẻ với dân nghèo.

Và bây giờ thì chị phải "Trả lời một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia" cho Công an A24.

Trước sự việc nêu trên, chúng tôi kêu gọi các bạn hữu, thân hữu, các cơ quan, đoàn thể trong, ngoài nước lên tiếng và có sự can thiệp thỏa đáng để bảo đảm sự an toàn cho chị Hồ Thị Lan Hương.

Các thông tin khác có liên quan, mời các bạn xem trên blog của chị Hương tại địa chỉ:
http://360.yahoo.com/profile-B6dpT0o5dK4vLLmbVHuHTIogWDRT21w-?cq=1

Updated: Vụ CA rượt chém nhân viên an ninh sân bay
Sẽ... xử lý hành chính


Trong entry trước về việc Công an giao thông Đỗ Hoài Phương Minh rượt chém nhân viên an ninh sân bay Đà Nẵng, chúng tôi đã đặt câu hỏi xem sự việc sẽ được xử lý như thế nào. Rất tiếc là khi các bạn chưa kịp trả lời thì Thượng tá Võ Tương đã trả lời phóng viên Báo Tuổi Trẻ rằng "Do hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng nên có lẽ chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính. Sau khi xử lý xong, hồ sơ sẽ được chuyển cho Công an Bình Dương để xử lý nội bộ theo qui định của ngành".

Theo thông tin cập nhật mới nhất thì Đỗ Hoài Phương Minh hiện mang cấp bậc Thiếu úy tại PC26, CSGT Bình Dương tức không phải là "chiến sĩ" (lính quèn) như báo chí đưa tin mà là một Sĩ quan cấp úy trong lực lượng cảnh sát Bình Dương.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, Trung tá Trần Minh Hữu, Trưởng phòng CSGT Công an Bình Dương nhấn mạnh rằng "Mọi việc cứ để cơ quan điều tra làm rõ. Nếu cơ quan điều tra kết luận Minh sai phạm đến đâu thì chúng tôi xử lý đến đó theo qui định của ngành, dứt khoát không bao che".

Như chúng ta đã biết, nguyên tắc xử lý vụ án là án xảy ra ở đâu sẽ xử lý ở đó. Nghĩa là sau khi CA quận Hải Châu xử lý xong thì CA Bình Dương sẽ chỉ xử lý nội bộ Minh theo kết luận sai phạm của CA Hải Châu. Và khi CA Hải Châu đã bảo rằng "hậu quả chưa nghiêm trọng", "chỉ xử lý hành chính" thì tiết mục xử lý nội bộ, không bao che của CA Bình Dương sẽ là zêrô vì sai phạm nhỏ mà, chỉ xử lý hành chính 20 trăm bạc thôi mà.

Không có tội chống người thi hành công vụ. Không có tội đe dọa an ninh sân bay, an toàn bay. Không có tội khủng bố. Không có tội tàng trữ, sử dụng vũ khí...
Đơn giản. Đỗ Hoài Phương Minh là thiếu úy công an, là con trai của Bí thư Huyện Tân Uyên, Bình Dương.

Xong rồi! Sự việc xem như kết thúc rồi đó, các bạn.

Vài dòng gởi Mrs. Hoài Thu

Bạn có thể không biết Madam Nguyễn Thị Hoài Thu. Chúng tôi cũng không biết bà cho đến khi tên của bà xuất hiện hoành tráng trong buổi trò chuyện cùng phóng viên VietNamNet, theo đó bà chính là Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội, gọi nôm na là làm công tác dân nguyện. Biết bà đảm đương một chức vụ lớn như vậy. Biết bà là "dân biểu" trong suốt 31 năm. Và cứ theo như nội dung bài PR cho bà trên VietNamNet thì bà là người luôn luôn sâu sát với dân, sống cùng nhân dân để chia sẻ và giúp đỡ nhân dân, chúng tôi mạo muội gởi đến bà vài câu chất vấn.

Thưa bà,

Nghe khẳng định của bà trong bài viết PR cho mình, rằng cuộc sống của Đại biểu quốc hội là ở trong dân chứ không phải Hội trường Ba Đình, chúng tôi cảm phục quá. Đại biểu quốc hội (nghị sĩ, dân biểu) là phải như vậy - phải luôn luôn lắng nghe nhân dân, sống cùng nhân dân, chia sẻ với nhân dân, giúp đỡ nhân dân. Đặc biệt bà là người phụ trách mảng công tác DÂN NGUYỆN thì lại càng phải như thế.

Nhưng thưa bà,

Trong suốt 26 ngày nhân dân dầm mưa dãi nắng, đói rách lê la trước trụ sở Văn phòng 2, Quốc Hội, BÀ Ở ĐÂU? Khi dân chúng giơ cao băng rôn "Quốc hội ơi, cứu dân", BÀ Ở ĐÂU để đến mức dân chúng phải kêu gào trong tuyệt vọng? Khi hơn ngàn con người bị đàn áp trong đêm tối, BÀ Ở ĐÂU? Chắc chắn bà không ở trong dân vì trong suốt những ngày tháng đen tối ấy của lịch sử Việt Nam, chúng tôi không hề thấy mặt bà, cũng không thấy nghị sĩ, dân biểu nào đến chia sẻ, ủy lạo dân chúng. Cái chúng tôi thấy chỉ là các quan chức đến để đuổi dân chúng về và công an đến xúc dân chúng tống lên xe chở đi khỏi... bộ mặt của quốc hội.

Hôm nay, hơn trăm con người vẫn đang lê lết kêu cầu công lý trước Trụ sở tiếp công dân, số 210, Võ Thị Sáu, Sài Gòn, hơn trăm con người khác đang tụ tập trước 110, Cầu Giấy, Hà Nội, hơn trăm con người khác nữa đang vật vờ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội, BÀ Ở ĐÂU?

Trả lời phỏng vấn của tờ báo nhà nước VNN, lời bà nói quả là có gai có thép, đầy trách nhiệm và lương tri. Nhưng những gì chúng tôi đang nhìn thấy hàng ngày thì lại không như vậy. Vậy thì thưa bà, chúng tôi nghĩ, đã đến lúc bà không nên tự PR mình nữa mà hãy hành động đi thôi, để cứu lấy nhân dân, nếu bà thực sự là người làm công tác dân nguyện và là một đại biểu quốc hội như cương vị và trách nhiệm của bà.

Nếu không làm được thế, thưa bà, hành động từ chức cũng là một nghĩa cử để chiếc ghế Chủ tịch Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội lại cho một người có tâm và có tầm hơn ngồi, để cứu vớt dân chúng. Bà làm được không, hở bà?

13 thg 8, 2007

Đố vui để học
Kiếm hay Dao


Hôm nay chúng tôi có một câu đố dành cho bạn. Câu đố cực kỳ đơn giản: Nhìn tấm ảnh bên đây, bạn sẽ gọi vũ khí này là gì?

Đáp án 1: KIẾM
Đáp án 2: DAO

Nếu đáp án của bạn là 1 (kiếm), bạn ĐÚNG và SAI
Nếu đáp án của bạn là 2 (dao), bạn SAI và ĐÚNG

Số là thế này, bạn ạ. Theo bản tin loan đi từ
Báo Thanh Niên (ngày 12/08/2007) thì vào chiều ngày 11/08/2007, Đỗ Hoàng Phương Minh (29 tuổi, Công an giao thông Bình Dương) điều khiển chiếc Toyota Camry 2.4, bản số 61N-2727 vào sân bay Đà Nẵng đón vợ và bạn. Phát hiện Minh đậu xe trước cửa ga đến của Càng hàng không quốc tế Đà Nẵng (sai quy định của sân bay), nhân viên an ninh sân bay đã nhắc nhở nhưng Minh không chấp hành. Sau khi lời qua tiếng lại, Minh bất ngờ mở cốp xe lấy ra 2 thanh kiếm rượt đuổi, tấn công nhân viên an ninh sân bay. Nhân viên an ninh sân bay phải tăng cường lực lượng mới trấn áp được Minh đưa về trụ sở công an phường Hòa Thuận Tây (Quận Hải Châu - Đà Nẵng). Tại đây Minh vẫn không hợp tác, thường xuyên rút điện thoại ra liên lạc, tỏ thái độ xấc xược và không ký vào biên bản sự việc.

Điều ngạc nhiên dẫn tới câu đố của chúng tôi là chiều 12/08, khi phóng viên
Báo điện tử VietNamNet đến làm việc với Thượng tá Võ Tương (Phó công an Quận Hải Châu) thì Mr. Võ Tương dẫn lời khai của Đỗ Hoàng Phương Minh gọi hung khí mà các bạn nhìn thấy bên trên là DAO và Minh chỉ mở cốp xe để sắp xếp lại đồ đạc. Trong cốp xe có sẵn 2 cây "dao" này và chỉ vì vô tình nên vỏ "dao" rơi ra chứ Minh không có ý định gì.

Cũng theo thông tin báo chí, Đỗ Hoàng Phương Minh là con trai của Bí thư Huyện Tân Uyên (Bình Dương)

Rõ ràng, theo mắt nhìn của chúng tôi thì hung khí này là kiếm chứ không phải dao. Nhưng cũng rõ ràng là Thượng tá công an Võ Tương đã gọi nó là dao chứ không phải kiếm nên chúng tôi đã phải xin ý kiến của một võ sư môn Kendo (Kiếm đạo) và được ông xác nhận rằng vũ khí trong ảnh là một loại kiếm xuất xứ từ Nhật, tên gọi là Katana. Một bộ kiếm này, đầy đủ gồm 3 thanh. Thanh dài là Katana (hoặc Tachi), thanh ngắn hơn gọi là Kodachi (hay Wakizashi) và thanh ngắn nhất (gần như dao găm) gọi là Tanto (hay Akuchim). Đây là vũ khí đặc trưng của các võ sĩ Nhật từ thời của các Samurai.

Điều đáng nói là trong trả lời phóng viên VNN, Mr. Võ Tương trước thì gọi thanh Katana là dao, nhưng khi nói đến đoạn Minh mở cốp xe thì ông nói nguyên văn: "Minh mở cốp xe để sắp xếp lại đồ đạc, có cây kiếm để sẵn trong đó. Chỉ vô tình mà vỏ kiếm rơi ra". Vậy thì thật ra cây Katana này là DAO hay KIẾM?

Dù là dao hay kiếm thì những câu hỏi được đặt ra là:

1. Minh, công an, mua vũ khí để làm gì khi mà với tư cách là công an, Minh có quyền có súng và sử dụng súng?

2. Minh có giấy phép sử dụng kiếm hay không vì theo quy định của Việt Nam, mọi công dân muốn sở hữu Katana phải có giấy phép của công an?

3. Báo Thanh Niên viết rằng Minh mở cốp lấy ra 2 thanh kiếm, rượt đuổi, tấn công nhân viên an ninh sân bay, Mr. Võ Tương lại nói rằng khi Minh mở cốp xe, kiếm nằm sẵn trong đó, vỏ kiếm chỉ vô tình rơi ra và các nhân viên an ninh sân bay thấy vậy nên mới xông vào giật kiếm và thu giữ. Báo Thanh Niên nói láo cho công an hay công an bao che cho nhau?

Tại câu hỏi 3 này, chúng tôi nghĩ phải cần mở ngoặc để nói thêm rằng theo vị võ sư chúng tôi nhắc bên trên thì kiếm Katana không thể vô tình rơi vỏ dễ dàng như vậy. Để có thể rút Katana ra khỏi vỏ, người võ sĩ buộc phải dùng sức. Và như bạn thấy trong ảnh chụp Minh tại công an thì thanh Katana đang bị cong. Chỉ vô tình rơi khỏi vỏ, làm thế nào một thanh kiếm Nhật như Katana lừng lẫy thế giới có thể cong như vậy?

4. Việc một công dân (cứ coi Minh là thường dân đi) vung kiếm ngay trước ga đến của sân bay, tấn công nhân viên an ninh có thể gọi là hành động "khủng bố" không?

Và đây là câu hỏi phụ, phòng trường hợp có quá nhiều bạn đáp đúng 4 câu hỏi trên: Vụ việc này sẽ được xử lý như thế nào?

a. Chìm xuồng
b. Minh bị xử lý về tội "Gây rối tật tự công cộng", phạt hành chính 200.000VND
c. Minh bị xử lý với các tội danh gồm:
- Gây rối trật tự công cộng
- Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí
- Chống người thi hành công vụ
- Đe dọa an ninh sân bay, an toàn bay
d. Khác (Vui lòng cho biết khác là tội danh gì hoặc cách xử lý)

Phần thưởng lớn: Bộ kiếm Nhật gồm Katana, Kodachi và Tanto (Không bao gồm giấy phép sử dụng)

11 thg 8, 2007

Chuyện nhỏ?!

Có một chuyện nhỏ. Nhỏ lắm. Nhỏ đến mức gần như chẳng được ai chú ý. Nhưng nếu chú ý thì đó sẽ là chuyện lớn, rất lớn chứ không hề nhỏ. Chuyện Olympic Bắc Kinh 2008 (Beijing 2008).

Tương truyền là trong mọi kỳ Olympic, ngọn đuốc Olympic sẽ được rước qua nhiều quốc gia, nhiều tỉnh, thành phố, cho đến khi về đến sân vận động đang diễn ra lễ khai mạc của quốc gia đăng cai tổ chức Olympic.

Chuyện chắc cũng sẽ không có gì đáng nói nếu như Olympic năm sau (2008) không được tổ chức tại Bắc Kinh trong bối cảnh địa-chính trị của Trung Quốc còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ.

Theo chính sách "một nước Trung Quốc" của Trung cộng thì Đài Loan không có độc lập mà vẫn chỉ là một tỉnh thuộc Trung Quốc. Như vậy, hành trình của ngọn đuốc Olympic 2008 sẽ phải đi qua một tỉnh của Trung Quốc, qua Đài Loan, và quay về một tỉnh khác của Trung Quốc.

Dĩ nhiên là dân Đài Loan đời nào chịu như thế (Nếu chịu thì ngày xa xưa ấy họ đã không phải trốn ra đảo Đài Loan, lập quốc). Phía Đài Loan phản đối lộ trình này và yêu cầu rằng ngọn đuốc phải qua một nước khác (không phải Trung Quốc), từ đó đến Đài Loan, và sau đó sẽ lại sang một nước khác (cũng không phải Trung Quốc). Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là Đài Loan phải được coi như là một quốc gia độc lập trên lộ trình của ngọn đuốc Olympic.

Sau khi không thể "thuyết phục" Đài Loan (cũng không thể dùng vũ lực để xơi tái Đài Loan), Chủ tịch Ủy ban Olympic Bắc Kinh đề nghị một lộ trình khác cho ngọn đuốc Olympic là: Từ một tỉnh của Trung Quốc sang... THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, sang Đài Loan, sang HONG KONG, quay về một tỉnh của Trung Quốc.

Như ta biết, Hong Kong đã được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Tuy nhiên, vì dân Hong Kong "không phục" nên hiện nay Hong Kong vẫn là một "đặc khu kinh tế" và có khá nhiều luật lệ riêng.

Ta cũng lại biết rằng đường đi của ngọn đuốc Olympic chỉ đi qua QUỐC GIA chứ không đi từ một quốc gia này qua một quốc gia khác rồi lại quay về quốc gia mà nó vừa đi qua. Để làm rõ hơn, chúng ta hãy lấy ví dụ. Ngọn đuốc Olympic có thể đi từ Manila (Phillippines) sang Sài Gòn (Việt Nam), ra Hà Nội (Việt Nam), sang Jarkarta (Indonesia), nhưng sẽ không đi từ Manila sang Sài Gòn, sang Jarkarta, rồi quay về Hà Nội. Nghĩa là một khi đã rời khỏi biên giới quốc gia bất kỳ, nó không quay lại quốc gia đó. Nó chỉ đi qua các thành phố trong cùng một quốc gia trước khi sang nước khác mà thôi.

Từ hai điểm này, có thể khẳng định gì? Dường như... bạn đã đoán đúng - Theo lộ trình đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Olympic Bắc Kinh, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Việt Nam) LÀ MỘT TỈNH CỦA TRUNG QUỐC.

Đúng? Sai? Ai có ý kiến khác?
Chuyện này có NHỎ không?

10 thg 8, 2007

Xin cho tôi xin lại cuộc đời

Xin lại. Một khái niệm đặc biệt (rất đặc biệt) của người dân miền Nam. Khi bị cướp (cưỡng đoạt) một cái gì đó nhưng lại không thể chống cự, chiến đấu để đòi lại, giành lại, người miền Nam đành phải "xin" lại. Kẻ cướp có lòng cho lại thì cảm ơn. Kẻ cướp không cho thì đành nín nhịn. Chứ còn biết phải làm gì hơn khi kẻ cướp quá mạnh mà ta thì thế cô, sức yếu?

Chợt nhớ có câu hát rằng: "Hò ơ... Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời giặc cướp có thương dân mình". 32 năm sau ngày giành chiến thắng, giặc Đỏ vẫn đang từng ngày cướp bóc lương dân, đẩy lương dân vào cảnh khốn cùng. Những người dân nghèo tay không tấc sắc, chỉ có tấm thân tàn lê lết trên quê hương. Ai xót xa? Ai cảm thông cho họ? Vì đâu mà người mẹ, người chị, những đứa em thơ phải ngồi ra hè phố, đêm về nằm ghế đá công viên để đòi lại đất đai bị công nhiên chiếm đoạt? Vì ai, vì đâu mà hàng ngàn con người phải màn trời chiếu đất như những kẻ ăn xin?

Chiều đi ngang Trụ sở Tiếp dân (210 - Võ Thị Sáu), nhìn thấy cảnh những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người chị Bàn Cờ, những mầm xanh của đất nước bị công an xua đuổi không cho trải giấy báo ngồi, không cho giăng lều bạt. Trong cơn mưa Sài Gòn tầm tã, không biết nước mưa hay nước mắt mình rơi?

Một người sống trong cảnh tù đày sẽ bị tước quyền tự do. Rõ rồi! Họ không được nói, không được làm những điều họ muốn, không được biết tin tức bên ngoài trừ những gì được cho nghe hoặc xem, phải lao động và nhận được những đồng lương rẻ mạt (nhiều nơi không hề có). Tiếp tế bị kiểm duyệt. Tinh thần bị khủng bố từng ngày. Dõi mắt nhìn thế giới tư do sao mênh mông, diệu vợi.

Nghĩ. Hóa ra mình đang sống trong tù chứ có phải đang tự do đâu. Nói lên sự thực những gì đang diễn ra thì bị lùng bắt. Chụp ảnh dân nghèo bị đàn áp thì bị đuổi xua. Truy cập các site cổ súy tự do, dân chủ thì bị firewall ngăn chặn. Muốn viết vài dòng lên blog cũng phải có phép mới được làm. Ngày ngày vẫn phải lao động kiếm cơm (Nhưng vẫn bị gán cho cái tên là "ham bơ thừa, sữa cặn của ngoại bang") Đi uống cà phê với anh em thì công an điện, hỏi: "Đi đâu đó? Đi với ai? Làm gì? Mấy giờ về?" (và "được" có công an đi theo "bảo vệ"). So với cái nhà tù Chí Hòa trên đường Hòa Hưng thì cái nhà tù mình đang sống rộng hơn, nhưng vẫn cứ là một nhà tù.

Trong tù không rượu cũng không hoa...

Ừ thì không rượu, không hoa, chỉ có tiếng hát cất lên mong xua đi tăm tối đang phủ vây quanh cuộc đời mình. Hát đi ta! Hát đi em! Hát rằng: "Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời, để bao giờ trời đất yên vui, xin cho tôi xin lại cuộc đời".

Ca khúc: Xin cho tôi
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Xin cho mây che phủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mộ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi

Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây
Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời
Để bao giờ trời đất yên vui
Xin cho tôi xin lại cuộc đời

Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hòa bình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn giòng máu trong tim anh
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em...

Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
Xin cho tôi quên phận tù đày
Xin cho tôi là thoáng rượu cay
Xin cho tôi xin cả cuộc đời
Để hôm nào trẻ hát trong nôi
Xin cho tôi xin chỉ một ngày
Cuộc đời tôi. Cuộc đời ta. Bắt đầu từ 30/04/1975 đã qua một trang khác - đời tù hãm.

Trên đời trăm vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do

Có một gã nào đó đã từng nói như vậy. Giờ thì ta hiểu rằng gã đúng. Cay đắng nào bằng một con người trong một dân tộc không hề có tự do dù hai chữ TỰ DO vẫn luôn luôn ngự chểm chệ ngay dưới quốc hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên mọi đơn, thư, văn bản, giấy tờ, nghị quyết...

Give me liberty
or give me death


Câu nói ấy đã được bọn Đỏ đổi lại thành "Xã hội chủ nghĩa hay là chết" để tự PR cho mình. Và xã hội chủ nghĩa nghĩa là dân chúng không còn có thể nhìn thấy được tự do, công lý bởi những món xa xỉ đó đã bị cướp khỏi tay nhân dân để quy về tay của một nhúm người tự nhận là mình "Vì nhân dân quên mình".

Chiều lang thang trên phố, nhìn thấy em che mặt sau song sắt, chợt thấy rõ hơn bao giờ hết thân phận của những con người Việt Nam nhỏ bé, hiền lành.

Bịt mắt làm chi hỡi em vì dù có bịt mắt hay không em vẫn đang là một đứa trẻ không được ai bảo vệ trong xã hội này. Cha em đâu? Cha em cầm súng và đi liên lạc như trong bài thơ của một tên Đỏ rồi ư? Còn mẹ em? Mẹ em có lẫn đâu đó trong đoàn người biểu tình đòi quyền sống và đòi công lý? Còn em? Em buồn gì sao em không nói? Có phải em đang kêu gào: "Không! Tôi không muốn bị sinh ra"?

Ta vẫn từng ngày lang thang qua những con phố nhỏ, những con đường Sài Gòn giờ đã khác xưa. Những người lạ mặt, không lạ mặt, nhưng vẫn là những người lạ mặt bám theo ta để cố gắng chộp lấy một hành vi nào đó của ta khả dĩ để chúng khép vào cái tội gián điệp, tuyên truyền chống phá nhà nước và những tội lớn, tội nhỏ nào khác nữa. Nhưng ta hứa ta sẽ giữ lại những hình ảnh này - cho hôm nay và cho mai sau nhìn lại, để ngày mai em lớn khôn em còn biết được rằng dân tộc ta đã từng trải qua những tháng ngày tăm tối nhất trong nền văn minh con người.

Dự thảo quy chế băng đĩa
Thành kính phân ưu cho dân ghiền nhạc


Trong nhiều entries viết về văn hóa nghệ thuật, chúng tôi đã liên tục chỉ ra lối hành xử vô văn hóa của các cán bộ quản lý văn hóa tại Việt Nam, đặc biệt là Mr. Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) Lê Ngọc Cường. Có lẽ năm 2007 là năm mà Cục này có nhiều văn bản khiến dân chúng té ghế nhất. Từ việc cấm ca sĩ ngoáy mông với biên độ quá 5cm, cấm ngoáy quá 1 lần/phút đến chuyện cấm sinh viên đi biểu diễn tại quán bar, phòng trà, cấm các hãng phim đưa nhạc "trước 75" vào phim mà chưa xin phép...

Lý giải cho hàng loạt công văn cấm này, người thì bảo vì đó là lối làm việc "kiểu Việt Nam" - không quản được thì cấm. Người khác bảo là vì lâu rồi không ai thèm đếm xĩa gì đến cái Cục NTBD của Mr. Cường nên anh ấy... giận, nhắc nhở mọi người phải nhớ đến anh, lăng-xê anh lên báo. Và hẳn là vì 600 tờ báo trong nước lăng-xê anh chưa đủ đô nên mới đây, sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin được đổi thành Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục NTBD nhà anh lại trình thêm cho cấp trên một cái dự thảo nữa mà nghe xong bạn sẽ phải té ghế 2 lần - Dự thảo quy chế băng đĩa.

Nói bạn phải té ghế 2 lần là vì cái dự thảo này đã tích hợp hai thứ làm một. Cái thứ nhất là "Ca từ gây sốc" (Đã được nhắc trong Công văn 688/NTBD khiến dân chúng shock một lần) và cái thứ hai là "Hình ảnh phản cảm".

Ca từ gây sốc và hình ảnh phản cảm là gì? Nếu bạn còn chưa rõ hoặc muốn biết khái niệm của bạn có tương đồng với nhà quản lý hay không thì xin mời nghe định nghĩa của Mr. Trưởng phòng quản lý tổ chức biểu diễn ca nhạc và băng đĩa sân khấu, ca nhạc (Cái tên phòng dài sọc. Đọc mỏi miệng quá!) Phạm Đình Thắng (Thuộc Cục NTBD) như sau: "Ca từ gây sốc là những ca từ không có tính văn học, không có nội dung giáo dục, đi ngược lại những giá trị đạo đức, truyền thống của dân tộc. Hình ảnh phản cảm là những hình ảnh thể hiện bạo lực, khêu gợi dục tính, các hình ảnh có hành vi ngược với những chuẩn mực về thuần phong mĩ tục của dân tộc".

First thing first! Chúng ta hãy thử xét các khái niệm này theo Từ điển học (Lexicography) trước đã. Cứ theo như định nghĩa của Mr. Thắng thì...

Ca từ gây sốc
  1. ca từ không có tính văn học
  2. ca từ không có nội dung giáo dục
  3. ca từ đi ngược lại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Hình ảnh phản cảm
  1. hình ảnh thể hiện bạo lực
  2. hình ảnh khiêu gợi dục tính
  3. hình ảnh có hành vi đi ngược lại với những chuẩn mực về thuần phong mỹ tục của dân tộc

Dựa trên hai định nghĩa này của Mr. Thắng, chúng tôi khẳng định Mr. Phạm Đình Thắng không hề biết cách định nghĩa một khái niệm. Bằng chứng là ông định nghĩa khái niệm bằng một khái niệm khác quá mơ hồ và không thể minh xác.

Thế nào là ca từ không có tính văn học và ca từ có tính văn học? Không biết! Không ai biết cả! Không ai có thể trả lời câu đó trừ các nhà quản lý văn hóa Việt Nam (nhưng không bao giờ trả lời). Vậy thì chúng ta chỉ còn cách... suy diễn rằng ca từ có tính văn học là ca từ có các cụm từ mà văn học xác nhận là cụm từ đẹp. Chẳng hạn như là "thuyền viễn xứ", "trăng sơn cước", "bóng ngả chiều tà", "bên cầu dệt lụa"... Còn như nói "Em yêu anh" là không được vì... ai lại nói thẳng thế. Phải nói là "Tình em dành cho anh như biển với thuyền" hay "Kiếp sống này vô nghĩa khi thiếu anh". Ấy chết! Không được! Kiếp sống này vô nghĩa khi thiếu anh sẽ bị ghép cho cái tội là "hát như nói" và sẽ lại bị xếp vào nhóm gây sốc cho xem.

Ca từ có nội dung giáo dục là thế nào? Biết chết liền! Mà giáo dục là giáo dục cái gì? Giáo dục là giáo dục ai đây? Giáo dục nhân dân về đạo đức cách mạng? Hay là giáo dục quần chúng phải trung thành với Đảng? Rồi giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là cái gì? Ai đặt ra? Gồm những giá trị nào? Ai công nhận nó là truyền thống? Không ai biết cả. Nghĩa là không ai có thể làm đúng theo quy định cả trừ khi... biết điều với nhà quản lý, kiểm duyệt.

Hình ảnh thể hiện bạo lực là hình ảnh gì? Hai người đánh nhau là thể hiện bạo lực phải không? Đúng rồi! Thế thì video clip ca nhạc "Giải phóng miền Nam" có hình bộ đội xung phong bắn giết có gọi là hình ảnh thể hiện bạo lực không? Nó sẽ được duyệt hay là bị cắt bỏ? Hình ảnh khiêu gợi dục tính là hình ảnh ra sao? Clip "We will rock you" với ba nàng "công chúa" gồm Britney Spears, Pink, Beyoncé Knowles mặc trang phục dũng sĩ giác đấu nhìn có "hot" không? Có khiêu gợi dục tính không? Nè bạn, nói cho thật lòng. Có không? Thế thì cũng không được rồi!

Rồi hình ảnh nào là hình ảnh có hành vi đi ngược lại chuẩn mực về thuần phong mỹ tục của dân tộc? Thuần phong mỹ tục của dân tộc gồm những gì? Có hành vi là sao?

Chưa hết đâu! Không chỉ cấm phát hành, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, băng đĩa có ngôn từ hình ảnh không lành mạnh mà Cục NTBD còn cấm việc sử dụng ca khúc chưa được phép phổ biến; chương trình có nghệ sĩ, diễn viên vị cấm biểu diễn.

Thế là xong rồi! Sắp tới đây, chúng ta sẽ tha hồ được xem các video clip đậm đà bản sắc dân tộc với các ca sĩ mặc áo dài khăn đóng, ngồi đánh đàn tỳ bà, sẽ được nghe những ca khúc ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi truyền thống cách mạng vẻ vang... Mấy em ca sĩ hot hot như Sakira, Beyoncé, Lee Hyori... sẽ phải biến khỏi thực đơn âm nhạc của ta vì đã bị cấm nhập khẩu hết rồi. Muốn coi thì đi mua đĩa lậu đi nhé!

Kim bài miễn tử

Vụ án tham nhũng tại PMU18 được xem là lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, gây chấn động dư luận Việt Nam và thế giới vì tầm mức và sự sa đọa của nó đã khép lại với mức án được tuyên chỉ bằng một nửa mức án mà Viện kiểm sát đề nghị. Dân chúng thắc mắc phải chăng đây là hành động bao che của các Đảng viên với nhau? Chúng tôi có thể trả lời là: Sự thực đúng là như thế. Nếu bạn không nghĩ thế thì xin cho chúng tôi một lời giải thích khác xem.

Xin hãy mở Bách khoa từ điển WikiPedia tiếng Việt để xem lại hồ sơ vụ án này. Số tiền tham nhũng, đánh bạc, hối lộ, ăn chơi, bao gái... của các vị chức sắc đã lên tới con số CHỤC NGÀN TỶ đồng. Kết quả là Bùi Tiến Dũng lãnh án 13 năm tù cho tội đánh bạc và đưa hối lộ (mọi tội khác đều không truy cứu). Trong khi đó, xin hãy lật lại hồ sơ của vài vụ án khác như vụ án Minh Phụng - EPCO, vụ án Tân Trường Sanh thì Mr. Tăng Minh Phụng, Phạm Nhật Hồng, Phùng Long Thất... đều đã bị tử hình. Riêng Trần Đàm sau đó được ân xá xuống còn tù chung thân. Như đã biết, số tiền thất thoát trong vụ án Minh Phụng - EPCO, Tân Trường Sanh dừng ở mức hơn 5000 tỷ. Hơn 5 ngàn tỷ thì bị giết. Hơn chục ngàn tỷ cộng hàng loạt chuyện hối lộ, chạy án, ăn chơi sa đọa, mua dâm với giới nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu, ép sinh viên bán dâm... thì chỉ là 13 năm tù.

Có cách giải thích nào khác ngoài hai chữ BAO CHE không?

Trả lời BBC, Mr Ngô Ngọc Thủy, luật sư bào chữa cho Bùi Tiến Dũng giải thích rằng việc Bùi Tiến Dũng (Dũng Tổng) được xem xét giảm án là vì đã thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm, có nhân thân tốt, có nhiều huân, huy chương. Đặc biệt papa của Mr. Dũng (Thiếu tướng Bùi Bá Bổng) là lão thành cách mạng, có tới 17 huân, huy chương các loại và gia đình này có nhiều đóng góp cho đất nước.

Thật, ở vị trí của Bùi Tiến Dũng, muốn có huy chương nào phải là chuyện khó. Bạn cứ giở lại hồ sơ vụ "chạy huân, huy chương" tại Việt Nam mà xem. Đó là chưa kể Mr. Dũng Tổng từng suýt được cấp thẻ nhà báo chính thức nữa cơ đấy.

Tội ai người nấy chịu. Có công thì đã thưởng (Ai có huân chương, huy chương đều được lãnh tiền trợ cấp huân, huy chương, dù không nhiều lắm), đã được vinh danh. Có tội thì phải xử lý. Đó là lẽ tự nhiên của xã hội CÔNG BẰNG và DÂN CHỦ. Chỉ duy nhất trong xã hội phong kiến mới có chuyện "Một người làm quan, cả họ được nhờ". Chỉ duy nhất trong xã hội phong kiến mới có chuyện tội nhân bị "tru di tam tộc" hay "tru di cửu tộc". Và cũng chỉ duy nhất trong xã hội phong kiến mới có KIM BÀI MIỄN TỬ dành cho người có công hay cho dòng họ các vị công thần.

Giở sách giáo khoa trung học, chúng ta đọc thấy rằng tiến trình phát triển của lịch sử là từ Công xã nguyên thủy tới Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản, Xã hội chủ nghĩa, và cuối cùng là Chủ nghĩa Cộng sản. Vậy mà trong cái Xã hội chủ nghĩa này, khi chỉ còn một nấc nữa là đến mức thập toàn thập mỹ của chủ nghĩa Cộng sản lại có cách hành xử của phong kiến. Việt Nam đang tiến lên hay đang giật lùi?

Có một điều hay ho trong trả lời của luật sư Ngô Ngọc Thủy là "Với một gia đình có truyền thống cách mạng, đủ để đảm bảo cải tạo tốt thì có thể không cần thiết để cách ly lâu" (Không cần phải ở tù lâu. Càng không cần phải tử hình như Tăng Minh Phụng, Phùng Long Thất, Phạm Nhật Hồng...)

Còn một chuyện nữa. Số tiền thất thoát trong các vụ án Tân Trường Sanh, Minh Phụng, Nguyễn Văn Mười Hai... đều bị thu hồi. Còn hơn chục nghìn tỷ trong PMU18 thì... gởi gió... cho mây ngàn bay...

Join us @ CNLS Group

Nếu các bạn đã xem qua Thông báo di cư của chúng tôi trên blog Yahoo! 360o, bạn đã biết lý do vì sao chúng tôi phải mở blog này. Đơn giản là chúng tôi cần phải tránh sự truy lùng của công an Việt Nam, để tiếp tục là những Chứng nhân Lịch sử.

Hệ thống Blogspot (Blogger.com) của Google có một số điểm bất tiện đối với các bạn đã quen dùng Yahoo. Tuy nhiên đổi lại, Blogspot cũng có nhiều thứ mà Yahoo không có được như tính năng post bài từ e-mail (Bạn soạn mail, gởi đến địa chỉ cho sẵn, bài viết sẽ được xuất bản trên blog), post bài từ web khác, có thể chèn nhiều ảnh vào entry mà không cần phải sửa mã nguồn entry... Đặc biệt nhất là tính năng cho phép nhiều người cùng tham gia viết bài trên một blog mà không cần phải tạo nhiều blog khác nhau hoặc dùng chung một account như nhóm chúng tôi đã phải thực hiện tại Yahoo!

Với tính năng đặc biệt này của Google, chúng tôi đã có thể mời gọi các bạn cùng chúng tôi viết bài, để cùng là những Chứng nhân Lịch sử - ghi nhận và phản ánh lại các sự kiện lịch sử Việt Nam, không chịu sự bóp méo, xuyên tạc của nhà cầm quyền Hà Nội.

Để tham gia cùng Chứng nhân Lịch sử, nếu bạn từng đến với chúng tôi trên Yahoo, xin mời quay lại blog cũ của Chứng nhân Lịch sử trên hệ thống Yahoo! 360o và gởi cho chúng tôi một Private Message (Để xác nhận những người bạn đã từng quen biết). Nếu chưa từng biết đến chúng tôi, chưa từng vào blog Chứng nhân Lịch sử trên Yahoo!, xin vui lòng e-mail về cho chúng tôi qua địa chỉ: chungnhanlichsu@gmail.com.

Vì lý do bảo mật, chúng tôi không cam kết gởi thư mời tham gia cho mọi người đăng ký mà sẽ chỉ mời một số bạn rất hạn chế. Mong các bạn thông cảm và không buồn lòng nếu không nhận được thư mời.

Trân trọng cảm ơn các bạn và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các bạn như các bạn đã từng ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Thay mặt nhóm chủ trương Blog Chứng nhân Lịch sử
Thanh Huyền